Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) xe ô tô là gì?
Định nghĩa
Lịch sử phát triển của hệ thống cân bằng điện tử
Vào đầu những năm 1990, BMW đã hợp tác với Bosch và Continental và phát triển thành công một hệ thống giảm mô-men xoắn động cơ để tránh mất kiểm soát xe. Cũng trong khoảng thời gian này, Mercedes-Benz và Bosch cũng đã cùng nhau phát triển một hệ thống mang tên Chương trình ổn định điện tử – ESP “Electronic Stability Program”, giúp kiểm soát tình trạng trượt bánh của xe.
Sau đó, nhiều hãng xe khác cũng đầu tư và phát triển hệ thống cân bằng điện tử của riêng mình với nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi phổ biến nhất của hệ thống cân bằng điện tử là Electronic Stability Program – ESP, được các hãng sản xuất như Honda, Hyundai, Kia, Suzuki, Mercedes, Audi, Volkswagen, Peugeot, Renault, Opel… sử dụng.
Hệ thống cân bằng điện tử có tác dụng gì?
Điều chỉnh tốc độ quay của các bánh xe
Theo nghĩa này, hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động như một “hệ thống tổng thể” và sử dụng cùng một bộ truyền động như các hệ thống an toàn khác trên. Hệ thống cân bằng điện tử ESP sử dụng thông tin từ nhiều cảm biến, chẳng hạn như cảm biến tốc độ mỗi bánh xe, cảm biến góc quay của thân xe, cảm biến góc đánh lái,.. Các cảm biến này truyền tín hiệu thông qua ESP mô-đun.
Từ đây, bộ phận điều khiển của mô-đun ESP sẽ tính toán góc lái và chuyển động quay của thân xe theo quỹ đạo. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu lệch hướng và xe không đi theo hướng lái mong muốn của người lái, thì ESP sẽ áp dụng hệ thống phanh để điều chỉnh tốc độ quay của các bánh xe.
Tăng giảm áp suất dầu
Cụ thể, ESP sẽ sử dụng cơ cấu chấp hành ABS và EBD để tăng giảm áp suất dầu bằng cách tác động lên các xi-lanh phanh trên mỗi bánh xe. Điều này tạo ra lực phanh khác biệt giữa các bánh xe (phanh độc lập trên từng bánh xe) để giành lại quyền kiểm soát.
Nếu xe thiếu lái và bánh trước bị trượt khiến xe có khả năng văng ra, ESP sẽ chủ động tạo lực phanh tại bánh theo hướng ngược lại với hướng trượt. Điều này hoạt động như một tâm quay, tạo ra một mô-men xoắn bù lại lực trượt ngang. Nhờ đó, xe duy trì trạng thái ổn định và di chuyển theo hướng mà người lái mong muốn.
Giữ cho xe đi đúng hướng
Nếu xe đang tăng tốc và bánh sau bắt đầu trượt khiến xe bị trôi đi, thì ESP sẽ chủ động tác dụng lực phanh lên bánh xe ngược chiều mà bánh sau bị trượt. Điều này hoạt động như một tâm quay, tạo ra một mô-men xoắn bù và giữ cho xe đi đúng hướng trong chuyển động liên tục.
Cách bật và tắt cân bằng điện tử xe ô tô
Khi nào nên tắt cân bằng điện tử?
Khi off road, đi vào đường bùn lầy, xe bị sa lầy
Khi bạn lái xe địa hình, trên đường lầy lội, cát lún hay xe bị kẹt cứng thì ESP sẽ không giúp được gì nhiều, thậm chí còn gây cản trở.
Do lúc này xe thường di chuyển chậm nên tốc độ của 4 bánh xe không đều nhau. Trong trường hợp bánh xe dẫn động bị sa lầy sẽ gặp hiện tượng quay trơn. Khi ESP hoạt động, ESP sẽ kích hoạt phanh hoặc giảm mô-men xoắn để dừng bánh xe. Điều này khiến xe khó thoát ra khỏi bùn hơn.
Khi drift xe
Drift xe là một kỹ thuật lái xe trong đó bánh xe trượt trên đường một cách có chủ ý. Khi drift, góc trượt phía sau lớn hơn góc trượt phía trước nên bánh trước hướng ngược hướng rẽ. Do đó, khi bật ESP, xe sẽ khó drift vì ESP sẽ can thiệp khi bánh xe bị trượt.
Hệ thống cân bằng điện tử có cần thiết không?
Hệ thống cân bằng điện tử có cần trang bị hay không thì còn tùy thuộc vào quan điểm, thói quen lái xe của mỗi người, đặc biệt là tùy theo dòng xe đang sử dụng.
Với dòng xe SUV 5 chỗ, 7 chỗ SUV, bán tải,..
Với xe nhỏ gầm thấp, động cơ dung tích nhỏ, khả năng tăng tốc hạn chế
Vì đây là một trong những tính năng không thực sự cần thiết. Đối với những người đã quen lái xe cẩn thận, đặc biệt nếu tôn trọng các quy định về tốc độ, khoảng cách,… thì có thể tham gia giao thông đường bộ một cách an toàn dù không có ESP.
Nhìn chung hệ thống cân bằngđiện tử là thiết bị nên có. Nhưng nếu không có thì cũng không nguy hiểm. Vì lái xe an toàn hay không chủ yếu phụ thuộc vào người lái. Các tính năng an toàn như cân bằng điện tử hay cao cấp hơn nữa như cảnh báo va chạm trước, cảnh báo lệch làn, hỗ trợ giữ làn… chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ không thể thay thế lái xe xử lý tất cả.